Menu Đóng

Đề cương chuẩn phân tích tài chính

Đề cương chuẩn phân tích tài chính. Nhận làm thuê chuyên đề, luận văn phân tích tài chính doanh nghiệp

LỜI CẢM ƠN  

 

LỜI CẢM ƠN. 1

LỜI MỞ ĐẦU.. 3

1.Tính cấp thiết của đề tài 3

  1. Mục tiêu nghiên cứu. 4
  2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4
  3. Phương pháp nghiên cứu. 5
  4. Kết cấu khóa luận. 5

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP  6

1.1. Những vấn đề cơ bản về phân tích tình hình tài chính. 6

1.1.1. Khái niệm phân tích tình hình tài chính. 6

1.1.2. Ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính. 6

1.1.3. Mục đích của phân tích tình hình tài chính. 6

1.1.4. Phương pháp phân tích tình hình tài chính. 8

1.1.4.1. Phương pháp so sánh. 8

1.1.4.2. Phương pháp tỷ số. 10

1.1.4.3. Phương pháp phân tích tài chính Dupont 10

1.1.5. Tài liệu sử dụng trong phân tích tình hình tài chính. 10

1.1.5.1. Bảng cân đối kế toán. 10

1.1.5.2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 11

1.2. Nội dung phân tích tình hình tài chính. 12

1.2.1. Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. 12

1.2.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động SXKD.. 13

1.2.3. Phân tích các hệ số tài chính cơ bản trên cơ sở số liệu của BCĐKT và BC kết quả SXKD   14

Số vòng quay các khoản phải thu trong kỳ. 15

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp. 17

1.3.1. Nhân tố khách quan. 17

1.3.2. Nhân tố chủ quan. 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP CƠ KHÍ PHÚ CƯỜNG.. 21

2.1. Tổng quan về Công ty. 21

2.1.1. Những nét cơ bản về Công ty. 21

2.1.2. Các hoạt động kinh doanh cơ bản của Công ty. 21

2.2. Phân tích tình hình tài chính Công ty CP cơ khí Phú Cường. 21

2.2.1. Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán Công ty CP cơ khí Phú Cường. 21

2.2.2. Phân tích báo cáokết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty CP cơ khí Phú Cường  22

2.2.3 Phân tích một số chỉ tiêu tài chínhtrên cơ sở số liệu bảng cân đối kế toán và BC kết quả SXKD   22

2.3. Một số kết luận về tình hình tài chính của Công ty CP cơ khí Phú Cường. 22

2.3.1. Những kết quả đã đạt được. 22

2.3.2. Một số tồn tại chủ yếu. 22

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP CƠ KHÍ PHÚ CƯỜNG.. 23

3.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 23

3.2 Giải pháp hoàn thiện. 23

3.2.1. Về tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh. 23

3.2.2 Về tình hình công nợ và thanh toán. 23

3.2.3. Về hiệu quả hoạt động kinh doanh. 23

3.2.4. Hạ thấp chi phí kinh doanh. 23

3.2.5. Tăng cường công tác quản lý nhân viên. 23

3.2.6.Phân bổ lại cơ cấu tài sản hợp lý. 23

3.2.7 Quản lý các quỹ tiền tệ của Công ty. 23

3.3 Kiến nghị 23

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải kinh doanh có hiệu quả. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải luôn nâng cao tính cạnh tranh và phải có chiến lược phát triển không ngừng. Quản trị tài chính luôn là những vấn đề mang tính sống còn quyết định vận mệnh các doanh nghiệp. Để giải quyết tốt những vấn đề này, nhà quản trị cần nắm rõ thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong điều kiện tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, thông tin tài chính không chỉ là đối tượng quan tâm của nhà quản lý doanh nghiệp, của Nhà nước trên phương diện vĩ mô mà còn là đối tượng quan tâm của nhà đầu tư, ngân hàng, cổ đông, nhà cung cấp. Chính vì vậy, vấn đề lành mạnh hoá tình hình tài chính doanh nghiệp hiện đang là đối tượng quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp dưới mọi hình thức sở hữu.

Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp. Do đó tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đến quá trình sản xuất kinh doanh.

Phân tích tình hình tài chính giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp thấy được những biến động về tài chính trong quá khứ, hiện tại và dự báo được những biến động về tài chính trong tương lai của doanh nghiệp, từ đó tiến hành huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính một cách thích hợp và hiệu quả. Đánh giá đúng nhu cầu tài chính, tìm được nguồn tài trợ và sử dụng một cách có hiệu quả là vấn đề quan tâm hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Như vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp mình, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định kinh doanh cho phù hợp là một tất yếu.

Trong thực tế hiện nay, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam nói chung, với mô hình quản lý hiện đại, đều quan tâm và coi hoạt động phân tích tài chính như một công cụ hữu hiệu hỗ trợ việc ra quyết định của Ban giám đốc. Tuy nhiên, vẫn còn cá biệt một vài doanh nghiệp, tuy có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng nhà quản lý vì nhiều nguyên do vẫn chưa thực sự quan tâm đầy đủ tới hoạt động phân tích tài chính dẫn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp chưa được cải thiện lành mạnh.

Tại Công ty CP cơ khí Phú Cường, tuy hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực song việc phân tích tài chính chưa phát huy được đúng ý nghĩa chức năng như một công cụ hỗ trợ tích cực cho nhà quản trị ra quyết định tài chính. Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, tình hình tài chính của Công ty hiện còn một số hạn chế làm kìm hãm hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh của Công ty. Điều này sẽ đòi hỏi ban giám đốc của Công ty cần nâng cao trình độ quản lý, các quyết định được đưa ra cần có cơ sở thông tin chính xác và khoa học. Vì vậy, phân tích tình hình tài chính đang là một đòi hỏi cấp thiết giúp Công ty hoạt động hiệu quả hơn. Góp phần đáp ứng yêu cầu này, đề tài “Phân tích tài chính tại Công ty CP cơ khí Phú Cường”được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Chuyên đề được tiến hành với 3 mục tiêu chính như sau

– Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.

– Phân tích, đánh giá thực trạng về tình hình tài chính tại Công ty CP cơ khí Phú Cường.

– Đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính đối với Công ty CP cơ khí Phú Cường        

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu      

– Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình tài Công ty CP cơ khí Phú Cường, chủ yếu tập trung về các mảng: Cấu trúc tài chính, tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình công nợ và khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động kinh doanh như phân tích các tỷ suất sinh lời, hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, hiệu quả sử dụng vốn vay,…

– Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu thực trạng tài chính tại Công ty CP cơ khí Phú Cường và đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty.

+ Phạm vi thời gian: Các số liệu sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài tập trung trong khoảng thời gian ba năm: 2016- 2018

+ Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại Công ty CP cơ khí Phú Cường

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu:

+ Tài liệu tổng hợp về Công ty liên quan đến các thông tin: sơ lược về Công ty, báo cáo tài chính và các số liệu thống kê khác trong 3 năm 2016, 2017 và 2018. Các dữ liệu này được thu thập từ phòng Tài chính – Kế toán của Công ty. 

Phương pháp xử lý dữ liệu

Từ những dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được, tiến hành kiểm tra tính chính xác của các thông tin, sau đó bổ sung hoặc loại bỏ những thông tin không chính xác. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu này cũng sử dụng phân tích tỷ số, so sánh, đối chiếu, phương pháp phân tích – tổng hợp, thống kê, phương pháp mô tả và khái quát đối tượng nghiên cứu, phương pháp hệ thống hóa và suy luận để trình bày các quan điểm, phân tích thực trạng và nêu lên các giải pháp giúp đạt được mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề.        

Kết cấu khóa luận         

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, mục lục, chuyên đề kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp.

Chương 2: Phân tích tài chính tại Công ty CP cơ khí Phú Cường

Chương 3: Giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính đối với Công ty CP cơ khí Phú Cường

 

Contact Me on Zalo