Menu Đóng

Phân phối điện tử trong marketing điện tử

Khái niệm, đặc điểm và vai trò của phân phối trong thương mại điện tử, Các loại hình trung gian phân phối trong thương mại điện tử

1.2.4.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của phân phối trong TMĐT

            Khái niệm: Kênh phân phối trong TMĐT là một nhóm những DN – cá nhân có mối quan hệ độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, sử dụng các phương tiện điện tử hoặc các phương tiện truyền thông khác để cùng nhau tham gia vào quá trình đưa sản phẩm – thông tin về sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng

            Giúp các nhà nghiên cứu thị trường xác định được cách thức mà người tiêu dùng có thể nhận được hàng hóa, dịch vụ mà họ mong muốn bao gồm:

  • Các thành viên trong kênh phân phối (Nhà sản xuất, các loại hình trung gian phân phối (trong TMĐT, tùy theo đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ) mà các loại trung gian phân phối này có thể không tồn tại – Click and Mortar – Brick and Mortar)
  • Độ dài của kênh phân phối
  • Linh hoạt trong mở rộng / thu hẹp kênh phân phối

1.2.4.2 Vai trò của phân phối trong TMĐT

            Liên lạc với khách hàng: Internet tạo ra một loại kênh mới trong việc liên lạc với khách hàng. Việc phân phối qua Internet gia tăng giá trị cho quá trình liên lạc như: giúp việc liên lạc có thể được làm theo ý của khách hàng. Internet cung cấp 1 dãy các công cụ hỗ trợ: công cụ tìm kiếm, đại lý bán hàng, nhóm thông tin, chat rooms, email, website…   

            Thương lượng giá cả: So sánh giá cả giữa các sản phẩm tương tự, đấu thầu trực tuyến và liên lạc thương lượng qua điện thoại, email…Nhà đại lý so sánh giá (shopping agents) trợ giúp khách hàng trong việc tìm ra sản phẩm phù hợp nhất. Các hình thức đấu giá trực tuyến giúp tạo ra mức giá mềm dẻo. Ngoài ra liên lạc thương lượng qua điện thoại, email…sẽ giúp khách hàng và nhà bán hàng thương lượng mức giá tốt nhất

1.2.4.3. Các loại hình trung gian phân phối trong TMĐT

  1. Tài trợ nội dung

            Khái niệm: Mô hình tài trợ nội dung là việc các DN xây dựng và thiết kế website, thu hút số lượng đông đảo người sử dụng truy cập và bán các khoảng không gian trên website cho DN khác thực hiện hoạt động quảng cáo. DN theo hình thức tài trợ nội dung thường đề ra chiến lược khe hở thị trường nhằm vào một nhóm người sử dụng có những sở thích đặc biệt tương tự khác. Sản phẩm của DN tài trợ nội dung là các khoảng không gian dành cho việc quảng cáo trên website. Doanh thu có được từ hoạt động bán quảng cáo cho DN khác. Các DN TMĐT cũng có thể áp dụng mô hình tài trợ nội dung giúp tăng doanh thu và giảm giá thành sản phẩm. Một số hãng áp dụng mô hình tài trợ nội dung: các cổng thông tin như Yahoo!, các trang báo, tạp chí, tin tức điện tử…Mô hình tài trợ nội dung thường kết hợp nhiều mô hình khác để tập hợp các dòng vận động của thu nhập, doanh thu

  1. Bán hàng trực tiếp

            Là mô hình mà tại đó nhà sản xuất bán trực tiếp sản phẩm của mình đến khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng hay khách hàng là DN. Doanh thu đến từ hoạt động bán hàng trực tiếp

            Ưu điểm:

            Cho nhà SX: Giảm chi phí trung gian và chi phí thời gian

            Cho khách hàng: Giao hàng nhanh hơn và tiết kiệm chi phí phân phối với các sản phẩm số hóa trên thị trường B2C do chuyển tải đến khách hàng thông qua Internet

 

  1. Trung gian thông tin

            Là 1 tổ chức trực tuyến đảm nhiệm chức năng tập hợp và phân phối thông tin – tập hợp thông tin từ người tiêu dùng và phân phối chúng cho DN có nhu cầu. Trung gian thông tin thực hiện công việc dưới 2 dạng:Nhà nghiên cứu thị trường và Biến thể tài trợ nội dung

  1. Trung gian phân phối

            Mô hình trung gian phân phối được sử dụng trên hệ thống Internet:

            3 mô hình trung gian phân phối được sử dụng trên hệ thống Internet:

  • Mô hình môi giới
  • Mô hình đại lý
  • Mô hình bán lẻ trực tuyến

                        d.1)     Mô hình môi giới

            Nhà môi giới là những người tạo ra thị trường mà nhờ đó người bán và người mua có thể thương lượng và thực hiện hoạt động giao  dịch với nhau

                    Đặc điểm: Không đại diện cho bất kỳ bên nào, phí giao dịch thu được từ người bán và người mua,cung cấp dịch vụ gia tăng để thu hút khách hàng và đơn giản hóa quá trình giao dịch

        Lợi ích mang lại cho khách hàng (người mua) là Thuận tiện, nhanh chóng đặt hàng và giao dịch, tiết kiệm chi phí: Giảm thời gian, công sức tìm kiếm thông tin và người bán thích hợp, mua sản phẩm với giá rẻ hơn. Cho DN (người bán):Tạo ra tập hợp khách hàng có sự yêu thích sản phẩm/dịch vụ của DN, Tiết kiệm chi phí: chi phí thu hút khách hàng và chi phí giao dịch

                Mô hình môi giới phổ biến

  • Họạt động đấu giá trực tuyến:
  • Hoạt động trao đổi trực tuyến

            d.2) Mô hình đại lý

            Là mô hình đại diện cho người bán – hoặc người mua, tùy thuộc vào việc ai là người trả phí cho họ. Trong một số trường hợp, mô hình đại lý bắt buộc phải đại diện cho bên đứng ra thuê họ

            Bao gồm:

Mô hình đại lý đại diện cho người bán

Mô hình đại lý đại diện cho người mua

–           Đại lý bán hàng

–           Đại lý của nhà sản xuất

–           Các trung gian đa phương (metamediary)

–           Các cổng buôn bán ảo (Virtual Mall)

            Các nhà đại lý đại diện cho một hoặc một nhóm những người mua khác nhau, giúp họ mua được sản phẩm theo đúng yêu cầu và mong muốn.

 

            d.3) Mô hình bán lẻ trực tuyến

            Là mô hình kinh doanh điện tử điển hình nhất. Người bán lập ra các gian hàng trực tuyến và bán sản phẩm cho khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng, thường là dưới hình thức các siêu thị ảoXây dựng mô hinh bán lẻ trực tuyến phụ thuộc vào đặc điểm của sản phẩm là sản phẩm số hóa hay hữu hình

Bài viết liên quan

Contact Me on Zalo