Menu Đóng

Chức năng và nhiệm vụ của công ty

Chức năng và nhiệm vụ của công ty là gì? Chức năng và nhiệm vụ của công ty thương mại, doanh nghiệp thương mại, Chức năng và nhiệm vụ của công ty xây dựng, doanh nghiệp xây dựng, Chức năng và nhiệm vụ của công ty sản xuất, doanh nghiệp sản xuất

Bài viết dưới đây giúp Chúng ta hãy tìm hiểu về Chức năng và nhiệm vụ của công ty nói chung. Với từng đặc thù và phân ngành khác nhau trong mỗi ngành nghề mỗi công ty sẽ có Chức năng và nhiệm vụ khác nhau

Căn cứ:

Luật 59/2020/QH14 về Doanh nghiệp

Luật 68/2014/QH13 về Doanh nghiệp

Luật 60/2005/QH11 Về Doanh nghiệp

         

I. Chức năng và nhiệm vụ của công ty nói chung

  • Chức năng

+ Tổ chức mua bán, sản xuất, phân phối, xuất nhập khẩu các mặt hàng.

+ Công ty còn có chức năng hợp tác đầu tư với các công ty khác nhằm mở rộng thị trường, phát huy một cách tối ưu hiệu quả kinh doanh nhằm hướng tới mục đến cao nhất là lợi nhuận công ty.

+ Nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động trong công ty, từ đó đóng góp cho nguồn ngân sách nhà nước,

+ Chức năng tạo mối liên hệ với người tiêu dùng thông qua kinh doanh trực tiếp, tạo mối liên hệ với các đối tác uy tín tăng hiệu quả làm việc công ty.

  • Nhiệm vụ

 Đăng ký kinh doanh và kinh doanh theo đúng các ngành nghề đã đăng ký trong giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp.

+ Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách và tạo nguồn vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Xây dựng các kế hoạch, chính sách của công ty theo chiến lược lâu dài và định hướng hằng năm, hằng quý của công ty.

+ Mở rộng liên kết với các cơ sở kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm tăng cường hợp tác quốc tế.

+ Thực hiện các chế độ cho người lao động theo đúng quy định pháp luật cũng như nội quy công ty như đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ, tay nghề, hỗ trợ các chính sách xã hội đúng đắn và kịp thời như chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các hình thức khen thưởng, kỷ luật, thực hiện các biện pháp về an toàn vệ sinh lao động…

+ Thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định pháp luật như kê khai thuế, nộp thuế,.

+ Không ngừng đổi mới phương thức sản xuất và trang thiết bị sản xuất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức, đem lại hiệu quả kinh doanh cao.

II. Chức năng và nhiệm vụ của công ty thương mại, doanh nghiệp thương mại

2.1 Khái niệm công ty thương mại, doanh nghiệp thương mại

Doanh nghiệp thương mại là một đơn vị kinh doanh được thành lập hợp pháp, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại”.
Như vậy, một tổ chức kinh tế được coi là một doanh nghiệp thương mại phải có đủ điều kiện sau:

  • Phải được thành lập theo đúng luật định;
  • Phải trực tiếp thực hiện chức năng thương mại với mục đích tạo ra lợi nhuận
  • Nộp thuế đầy đủ theo luật doanh nghiệp

2.2 Chức năng công ty thương mại, doanh nghiệp thương mại

  • Thực hiện chức năng lưu chuyển hàng hóa.

Thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa một cách chuyên nghiệp, hợp lý, nhanh chóng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Doanh nghiệp thương mại là người cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng, do đó cần phải quan tâm đến giá trị sử dụng của hàng hóa (sử dụng như thế nào? Sử dụng làm gì? Đối tượng sử dụng? Thời gian và địa điểm mua bán?) và chi phí lưu thông hàng hóa để có giá cả hợp lý, người tiêu dùng có thể chấp nhận được.

  • Chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông.

Quá trình sản xuất theo nghĩa rộng gồm 4 khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi (lưu thông) và tiêu dùng. Bốn khâu này có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau trong đó mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng là mối quan hệ cơ bản nhất.

Kinh doanh thương mại nằm ở khâu trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối, một bên là tiêu dùng sản phẩm. Trong quá trình trao đổi hàng hóa, lưu thông sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng, các doanh nghiệp thương mại phải thực hiện phân loại, chọn lọc, đóng gói, vận chuyển, dự trữ, bảo quản sản phẩm, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, sửa chữa, lắp đặt, bảo hành sản phẩm…Đây chính là chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong quá trình lưu thông. Chức năng này nhằm hoàn thiện sản phẩm ở dạng tốt nhất để sản phẩm thích hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Như vậy, kinh doanh thương mại có chức năng lưu thông hàng hóa là chức năng kinh tế chủ yếu, nhưng gắn rất chặt chẽ với chức năng kỹ thuật sản phẩm, tức là chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông. Mặt khác, trong quá trình thực hiện lưu thông hàng hóa, các doanh nghiệp thương mại còn phải thực hiện việc tổ chức sản xuất, đầu tư, khai thác tạo nguồnhàng để tạo ra các sản phẩm thay thế hàng ngoại nhập có giá cả phải chăng để chủ động trong nguồn hàng và thích hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

  • Chức năng dự trữ hàng hóa và điều hòa cung – cầu.

Chức năng của kinh doanh thương mại là mua bán hàng hóa vào để cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng chất lượng, số lượng, ở những nơi thuận lợi cho người tiêu dùng. Nhờ có hàng hóa dự trữ mà doanh nghiệp thương mại có thể thỏa mãn đầy đủ, kịp thời về nhu cầu hàng hóa của người tiêu dùng. Nhờ có hệ thống mạng lưới rộng (kho, trạm, cửa hàng, quầy hàng, siêu thị, đại lý…) mà doanh nghiệp thương mại có thể đảm bảo thuận lợi cho người tiêu dùng mua những hàng hóa cần thiết, vừa tiết kiệm được thời gian, vừa không phải đi quá xa.

Để thỏa mãn nhu cầu và khả năng của người tiêu dùng, doanh nghiệp thương mại phải mua những mặt hàng có chất lượng tốt, đúng yêu cầu của người tiêu dùng, nhưng phải ở nơi có nguồn hàng phong phú, nhiều, rẻ, sau khi cộng với chi phí lưu thông đưa đến thị trường bán, người tiêu dùng vẫn có thể chấp nhận được. Điều này, một cách tự nhiên, kinh doanh thương mại thực hiện việc điều hòa cung cầu từ nơi có hàng hóa nhiều, phong phú, rẻ đến nơi có hàng hóa ít, khan hiếm, đắt hoặc mua hàng khi thời vụ và bán hàng quanh năm, cung cầu hàng hóa được điều hòa

2.3 Nhiệm vụ của doanh nghiệp thương mại, công ty thương mại,

Các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực đều có chung nhiệm vụ sau:

  • Hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu của thị trường;
  • Thực hiện đầy đủ các cam kết đối với người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ, giải quyết thỏa đáng các mối quan hệ lợi ích với các chủ thể kinh doanh theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi;
  • Bảo toàn và tăng trưởng vốn, mở rộng kinh doanh;
  • Bảo vệ môi trường, bảo vệ sản xuất, bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự xã hội;
  • Chấp hành pháp luật, thực hiện chế độ hạch toán thống kê thống nhất và thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.

(Đoàn Minh Tuấn, Giáo trình Marketing thương mại)

III. Chức năng và nhiệm vụ của công ty xây dựng, doanh nghiệp xây dựng

3.1. Chức năng của công ty xây dựng, doanh nghiệp xây dựng:

– Đại diện sở hữu vốn cổ đông, vốn góp, vốn chủ sở hữu và chịu trách nhiệm ban quản trị công ty và pháp luật về việc bảo toàn và phát triển số vốn được giao.

– Giữ vai trò chủ đạo tập trung, chi phối và liên kết các hoạt động của các công ty con, công ty liên kết nhằm đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng và các công ty thành viên.

– Kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng vốn, tài sản, chế độ chính sách …điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty thành viên theo quy định của pháp luật, Điều lệ tổ chức hoạt động của các công ty con và đơn vị phụ thuộc.

          – Tổ chức hoạt động sản xuất – kinh doanh đa ngành nghề, trong đó ngành nghề chính là đầu tư phát triển công trình xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng đô thị.

3.2. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty xây dựng, doanh nghiệp xây dựng:

          – Tham gia với các cơ quan chức năng để xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng theo định hướng phát triển chung của địa bàn tham gia dự án xây dựng

– Xây dựng định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh, kế hoạch SXKD dài hạn, ngắn hạn hàng năm về đầu tư, xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu chế xuất, Sản xuất kinh doanh các chủng loại VLXD.

– Lập quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng; giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, dân dụng, bưu điện, thủy lợi. Khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu chế xuất; tư vấn đầu tư xây dựng cho các chủ đầu tư trong nước và nước ngoài.

III. Chức năng và nhiệm vụ của công ty sản xuất, doanh nghiệp sản xuất

3.1. Chức năng chủ yếu của công ty sản xuất, doanh nghiệp sản xuất

          Sản xuất sản phẩm đăng ký trong ngành nghề kinh doanh

3.2. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty sản xuất, doanh nghiệp sản xuất

– Về hoạt động sản xuất kinh doanh: tổ chức mở rộng sản xuất; không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh; chú trọng đầu tư công nghệ, kỹ thuật cao để mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời luôn nghiên cứu thị trường để đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

– Về mối quan hệ xã hội: mở rộng liên kết với các đơn vị khác, tăng cường hợp tác, góp phần tích cực về việc tổ chức và cải tạo nền sản xuất của xã hội.

– Về nghĩa vụ đối với nhà nước: Trên cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả, Công ty luôn làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước, với địa phương thông qua việc nộp đầy đủ các loại thuế và tuân thủ Luật pháp theo quy định.

– Về đời sống công nhân viên: tuyển dụng và thuê mướn công nhân lao động theo yêu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng; tuân thủ nghiêm túc Bộ luật Lao Động, tổ chức tốt đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của nhân viên. Bên cạnh đó, khuyến khích các ý tưởng sáng tạo và phát triển cá nhân, phát huy các mối quan hệ khắn khít giữa các thành viên để giúp đỡ và học hỏi lẫn nhau, phát huy tinh thần hợp tác làm việc nhóm để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và tạo môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên.

– Về bảo vệ môi trường, an ninh trật tự : giữ gìn vệ sinh môi trường và trật tự an toàn chung trong toàn Công ty, nhất là tại các phân xưởng sản xuất, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng và tuân thủ pháp luật về an ninh trật tự tại địa phương.

Bài viết liên quan

Contact Me on Zalo