Menu Đóng

HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY KHÓA LUẬN/ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP chuẩn mực

  1. CẤU TRÚC CHÍNH
STT. Nội dung Ghi chú
Trang bìa chính Phụ lục 1
Trang bìa phụ Phụ lục 2
Nhiệm vụ khóa luận/ đồ án tốt nghiệp Phụ lục 3
Trang nhận xét của giảng viên hướng dẫn Phụ lục 4
Trang nhận xét của giảng viên phản biện Phụ lục 5
Lời cảm ơn  
Tóm tắt bằng Tiếng Việt  
Tóm tắt bằng Tiếng Anh  
Mục lục Phụ lục 6
Danh mục các từ viết tắt Phụ lục 7
Danh mục các bảng biểu Phụ lục 8
Danh mục các biểu đồ và hình ảnh Phụ lục 9
Tài liệu tham khảo Phụ lục 10
Trình bày trang viết Phụ lục 11
Nội dung chính Tham khảo Phần 2

 

  1. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY VÀ BỐ CỤC CHÍNH CỦA KHÓA LUẬN/ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2.1. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY

 

Khóa luận/ Đồ án tốt nghiệp phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng và mạch lạc. Ngoài ra, KLTN/ĐATN phải được thực hiện theo đúng format qui định. Trong đó, KLTN/ĐATN phải đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị… Không được tẩy xóa và trình bày không theo quy định.

Một số quy định chung:

STT. Nội dung Hướng dẫn/Ghi chú
Font chữ Loại font: Unicode: Times New Roman

Kích thước (size): 13pt.

Dãn dòng (line spacing): 1.2 lines

Lề trên: 3 cm

Lề dưới : 3.5 cm

Lề trái: 3.5 cm

Lề phải: 2 cm

Header: 2 cm

Footer: 2 cm

Đánh số trang ở góc phải bên dưới.

Lưu ý: SV trình bày Header và Footer theo hướng dẫn ở Mục 2.2 và không được ghi thêm tên sinh viên, MSSV, khóa tốt nghiệp, tên đồ án tốt nghiệp, tên giáo viên hướng dẫn, tên giáo viên phản biện…

Đánh số trang Từ trang “Lời cảm ơn” cho đến trang “Danh mục các biểu đồ và hình ảnh” đánh số La Mã thường (vd: i, ii, iii, iv, v,…).

Từ chương đầu đến chương cuối đánh theo thứ tự 1, 2, 3, 4,…

Đánh số đề mục:

Số thứ tự của các chương, mục được đánh số bằng hệ thống số Ả-rập, không dùng số La mã. Các mục và tiểu mục được đánh số bằng các nhóm hai hoặc ba chữ số, cách nhau một dấu chấm: số thứ nhất chỉ số chương, chỉ số thứ hai chỉ số mục, số thứ ba chỉ số tiểu mục.

Công thức được trình bày được đánh theo số thứ tự trong chương đó.

Hình vẽ, đồ thị, bảng biểu cũng được đánh theo chương

Ví dụ:

Chương 1

TỔNG QUAN

 

1.1.

1.1.1.

1.1.2.

1.2.

1.2.1.

1.2.2.

————

 

Đánh số Bảng, Đồ thị, Hình và Sơ đồ:

Mỗi loại công cụ minh họa (bảng, đồ thị, hình, sơ đồ…) được đặt tên và đánh số
thứ tự trong mỗi chương có sử dụng loại công bảng, đồ thị, hình, sơ đồ để minh
họa.

Số đầu là số chương, sau đó là số thứ tự của công cụ minh họa trong chương đó.

Ví dụ:

Bảng 1.1: So sánh kết quả

Có nghĩa là Bảng số 1 ở Chương 1 có tên gọi là “So sánh kết quả”.

Hình 2.2: Sơ đồ nguyên lý

Có nghĩa là Hình số 2 trong Chương 2 có tên gọi là “Sơ đồ nguyên lý”.

 

Hướng dẫn trích dẫn tài liệu tham khảo Trích dẫn trực tiếp:

+ Ghi tên tác giả và năm xuất bản trước đoạn trích dẫn.             Ông A (1989) cho rằng: “Bộ điều khiển PID là một trong những bộ điều khiển được sử dụng rộng rãi nhất trong công nghiệp ”.

+ Nếu là 2 tác giả: , ông B và ông C (1989) cho rằng: “Bộ điều khiển PID là một trong những bộ điều khiển được sử dụng rộng rãi nhất trong công nghiệp”.

+ Nếu nhiều hơn 2 tác giả: Ông A và nhóm tác giả cho rằng: “Bộ điều khiển PID là một trong những bộ điều khiển được sử dụng rộng rãi nhất trong công nghiệp”.

+ Trích dẫn trực tiếp từ báo cáo, sách… không có tác giả cụ thể:

“Bộ điều khiển PID là một trong những bộ điều khiển được sử dụng rộng rãi nhất trong công nghiệp” (Điều khiển PID, 20114, nhà xuất bản, trang).

Trích dẫn gián tiếp:

+ Tóm tắt, diễn giải nội dung trích dẫn trước, sau đó ghi tên tác giả và năm xuất bản trong ngoặc đơn.

Bộ điều khiển PID đã được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp (N.V An, 2014).

+ Hoặc nếu nhiều tác giả thì xếp theo thứ tự ABC

Bộ điều khiển PID đã được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp (N.V. An, T.V. Ba, 2014).

Qui ước ghi tài liệu tham khảo + Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, …). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả bằng tiếng Trung Quốc, Nhật, … (đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu).

+ Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ của từng nước:

Ø  Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.

Ø  Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo lên trước họ.

3. Tài liệu tham khảo là sách, Đồ án tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau:

Ø Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách) (năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn).

Ø Tên sách, luận văn, luận án hoặc báo cáo, (dấu phẩy cuối tên) nhà xuất bản (nếu là sách), (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản), tên tạp chí (nếu là báo, tạp chí), (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên tạp chí) nơi xuất bản, (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo) trang tham khảo (nếu là sách), số hiệu, số tạp chí (vị trí số báo trong năm) (nếu là báo, tạp chí khoa học kỹ thuật, kinh tế chuyên ngành), số trang tham khảo.

Ví dụ:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

Tiếng Việt

[1]         Nguyễn Văn A (2014), “Giáo trình Điều khiển tự động”, Nhà xuất bản ĐHQG, 314 trang.

[2]         Nguyễn Văn B (202013), “Giáo trình Cơ sở công nghệ chế tạo máy”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 372 trang.

…….

 

Tiếng Anh

[3]         Niederlinski, A (1971). “A heuristic approach to the design of linear multivariable interacting control systems”. Automatica. 7(4), pp. 691-701.

[4]         Marino-Galarraga, M., McAvoy, T.L., and Marlin, T.E. (1987) “Shot-cut operability analysis. 2. Estimation of fi detuning parameter for classical control systems”. Ind  Eng Chem Res. 26(1), pp.  511-21.

[5]         Shen, S.H, and Yu, C.C. (1994). “Use of relay-feedback test for automatic tuning of multivariable systems”. AIChE J., 40 (4), pp. 627-46.

 

Tóm tắt KLTN/ ĐATN (Lời mở đầu) Trình bày tóm tắt các vấn đề nghiên cứu, các hướng tiếp cận, các phương pháp giải quyết vấn đề và các kết quả đạt được trong vòng 1 trang A4.

Bài viết liên quan

Contact Me on Zalo